Đặc điểm: Tình hình bánh kẹo, đồ ngọt mới nhất
Xu hướng mới nhất:
Có sự đa dạng về đồ ngọt, quy mô thị trường Việt Nam năm 2024 trong phân loại “bánh kẹo” là 1,640 triệu USD, lượng tiêu thụ/người ước tính 2.4kg, là thị trường phát triển với dự đoán tỷ lệ tăng trưởng (CAGR) 9.46% từ năm 2024 – 2032.
Thị trường bánh kẹo Việt Nam, doanh thu và lượng tiêu thụ (* Dự đoán từ năm 2018 - 2028)
Source: https://www.statista.com
Việt Nam là đất nước nổi tiếng với rất nhiều quán cà phê trên đường phố. Đến nay, các quán cà phê quy mô nhỏ kinh doanh theo kiểu gia đình ( hàng rong, lưu động) là chủ yếu. Những năm gần đây tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, các quán cà phê hay các tiệm bánh đầy phong cách trong các toà nhà cũ đang gia tăng. Không chỉ ngồi uống cà phê hay nước ngọt ngắm phố phường mà quan niệm thưởng thức cà phê, bánh ngọt và không gian như vậy có thể nói đang ngày càng phổ biến. Tại các tiệm bánh ngọt hay quán cà phê này, khách hàng sẽ được phục vụ các loại bánh ngọt được làm từ các nguyên liệu an toàn, tốt cho sức khỏe và sử dụng hàm lượng đường thấp. Hơn nữa, sản phẩm còn được sử dụng các nguyên liệu bền vững và các loại bao bì, túi đựng thân thiện với môi trường. Độ tuổi khách hàng rất trẻ, trung bình 33.3 tuổi (trong khi ở Nhật là 48.4 tuổi), chắc chắn những người trẻ tuổi này đang thúc đẩy thị trường tiêu thụ. Tại Việt Nam, giới trẻ đang thay đổi sang lối sống Phương Tây, và hiện đang tìm kiếm các loại đồ ngọt phù hợp mang lại giá trị về sức khoẻ và môi trường được ưa chuộng ở Phương Tây. Việc nâng cao nhận thức đối với sức khỏe và môi trường của người tiêu dùng đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường đồ ngọt tại Việt Nam.
Giá bánh ngọt được yêu thích khá cao so với bánh truyền thống nêu dưới đây. Mặc dù vậy, giới trẻ hiện nay khi đến quán cà phê cuối tuần vẫn thích đăng ảnh bánh ngọt được cập nhật mới nhất lên mạng xã hội.
Bánh truyền thống:
Xin được giới thiệu một chút về loại bánh truyền thống của Việt Nam. Là loại bánh với nguyên liệu đa dạng, nhiều loại, thường được pha trộn độc đáo các nguyên liệu, hương vị và cảm quan. Từ những đồ ngọt này, đôi khi có lẫn vị đắng có thể thấy thoáng qua sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam. (Xu hướng cập nhật mới nhất nêu ở trên hoàn toàn ngược lại, về cơ bản thường có vị ngọt đậm... ) Có thể thưởng thức các món ăn với giá rẻ một cách thoải mái trên phố phường hay thị trường là điều hấp dẫn nhất.
Chè:
Là tên gọi chung của món ăn có vị ngọt được ninh và pha trộn từ nhiều loại nguyên liệu như các loại đậu, khoai, trân châu, thạch, hoa quả, các loại hạt... Chè ngọt có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh tùy theo sở thích hoặc theo mùa (Từ 100-220 Yên/Cốc.
Tàu hũ:
Là loại tào hũ thường được tưới thêm nước cốt dừa và gừng. Ngoài ra còn được thêm topping trân châu và hoa quả tùy sở thích. Gừng thích hợp cho cơ thể khi bị cảm. (Giá từ 60-80 Yên/bát).
Cà phê:
Chúng tôi xin giới thiệu loại cà phê được thưởng thức cùng bánh ngọt. Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê, cách uống hay pha cà phê cũng theo phong cách Việt Nam. Loại cà phê Việt Nam đang sản xuất thường là cà phê Robusta (trên 95%). Hạt cà phê Robusta đang được tiêu thụ trong nước thường được cho là “đắng” “khó uống”, nhưng nó có vị đắng và mang hương vị đặc biệt. Vì vậy, chúng tôi làm giảm hương vị đặc biệt bằng cách làm cho nó đậm đà nhất có thể. Chúng tôi loại bỏ tối đa vị đắng, sau khi làm mất các vị khác lẫn vào thì pha như sau:
Cà phê sữa đá:
Đây là cách uống cà phê truyền thống của người Việt Nam, cà phê sữa đá rất nổi tiếng. Theo như được biết, ở Việt Nam, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, pha cà phê đen vào phin, thêm sữa đặc, đá vào có thể thưởng thức cả sự thay đổi hương vị (150 Yên~250 Yên/cốc)
Tại sao lại sử dụng sữa đặc? Đó là do trước đây, khi tủ lạnh chưa phổ biến, sữa bò khó bảo quản trong thời gian dài nên sữa đặc sẽ nâng cao tính bảo quản bằng cách cho nhiều đường ngọt, rất thích hợp với cà phê Việt Nam có vị đắng, được vận chuyển trong vùng nhiệt đới châu Á như Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp khách hàng dành thời gian thưởng thức cà phê sữa đá với bạn bè trong các quán cà phê. Đó là khung cảnh ở Việt Nam khi ngắm nhìn thời gian chầm chậm trôi qua.
Cà phê trứng / cà phê muối:
Đó là cà phê đen đặc cho thêm lòng đỏ trứng đánh bông , sữa đặc và cà phê thêm muối. Cà phê đặc Việt Nam có thể cảm nhận sự êm dịu. Cà phê muối sẽ được cân nhắc để không cho quá nhiều muối. (120~240 Yên / cốc).